1. Nguồn gốc của dầu dừa
Dầu dừa được lấy từ trái dừa già gồm có dầu dừa ép lạnh và dầu dừa nấu nguyên chất. Phương pháp dầu dừa ép lạnh sẽ xử lý bằng hóa chất chứ không qua nhiệt. Nhiều khi sẽ có màu vàng nhạt, vàng đậm hoặc trong như nước.
Dầu dừa thường sẽ ở dạng chất lỏng nhưng cũng rất dễ để nó ở trạng thái rắn. Khi trên nhiệt độ 25 độ C dầu dừa sẽ ở trạng thái lỏng và dưới 25 độ C thì ở trạng thái rắn. Nếu dầu dừa chuyển sang trạng thái rắn thì có thể đun sôi để nó trở về lại trạng thái lỏng.
2. Cách nhận biết dầu dừa có tạp chất và dầu dừa nguyên chất
Cách nhận biết khá dễ, chỉ cần bỏ dầu dừa vào ngăn mát tủ lạnh trong 30 phút - 1 tiếng, tùy theo lượng dầu dừa. Dầu dừa nguyên chất sẽ đông đặc lại hoàn toàn khi nhiệt độ dưới 25 độ C.
Nếu dầu dừa chỉ đông đặc một phần, không đông đặc hoặc để thật lâu trong ngăn mát nhưng vẫn không đông phần còn lại. Điều này có nghĩa là dầu dừa không nguyên chất hoặc không tinh khiết.
Nếu dầu dừa có màu trắng thì chúng thường chứa chất tẩy vì thường nấu dầu dừa lên nó không thể nào có màu trắng tinh.
Dầu dừa nguyên chất sẽ có mùi thơm giống kẹo dừa và thơm nhẹ. Còn nếu ngửi ra mùi khác thì có thể đã được thêm chất bảo quản và hương liệu pha trộn gây ảnh hưởng sức khỏe.
3. Cách nấu dầu dừa nguyên chất an toàn cho sức khỏe đơn giản
Nấu dầu dừa ngay tại nhà có thể giúp bạn tiết kiệm được nhiều chi phí và an toàn cho sức khỏe.
3.1 Dùng nồi cơm điện
Dùng nồi cơm điện nấu dầu dừa là một cách đơn giản và tiết kiệm để có được sản phẩm tự nhiên.
Chuẩn bị:
- Dừa khô nạo sẵn 500g.
- Nước sôi 500ml.
- Vải mùng hoặc rây lược.
- Đũa, muỗng để khuấy.
- Nồi cơm điện.
- Hủ hoặc lọ thủy tinh để đựng dầu dừa.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Nạo dừa khô dùng 500ml nước sôi để ngâm dừa nạo trong 15 - 30 phút để dầu dừa ngấm bớt nước.
- Bước 2: Sau khi ngâm xong thì vắt và lọc kỹ để lấy được nhiều nước cốt nhất có thể. Dùng rây để lược bớt cặn bã và chuẩn bị đi nấu.
- Bước 3: Cho cốt dừa vào nồi cơm điện bật nút cook để nồi cơm đun sôi nước cốt dừa.
- Bước 4: Chờ 40 phút sau nước cốt dừa bắt đầu tách dầu và khá sệt. Nếu thêm 20 phút và đậy hờ nắp nồi để dầu không bị bắn ra ngoài. Lúc này xác dừa sẽ có màu nâu cánh gián, đọng dưới nồi cơm điện, cô đặc và có mùi thơm thoang thoảng. Ngắt nồi cơm điện.
- Bước 5: Lọc xác dừa và cho dầu dừa vào một cái lọ thủy tinh sạch.
3.2 Dùng chảo
Dùng chảo nấu dầu dừa là một cách đơn giản và hiệu quả để tận dụng lợi ích của loại dầu này.
Chuẩn bị:
- Chảo.
- Khăn thừa hoặc túi.
- Lọ thủy tinh có nắp.
- 4 - 8 trái dừa già.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Dùng khăn thưa hoặc túi để ép lấy nước cố thì phần dừa đã nạo. Khi ép không nên để lẫn tạp chất bằng cách lọc thật kỹ và văn tay thật chặt để lấy được nhiều nước cốt.
- Bước 2: Chọn chảo có đáy phẳng đặt lên bếp để nhiệt lượng tập trung làm nóng chảo nhanh và tỏa đều. Bật lửa to để đun nước cốt dừa, đun trong 45 - 90 phút tùy theo lửa bật, khi đun thì phải khuấy đều tay.
- Bước 3: Dùng đồ lọc để tách xác dừa với lại dầu dừa và cho vào hũ thủy tinh đậy kín.
3.3 Dùng máy ép dầu
Máy ép dầu dừa là một thiết bị được sử dụng để chiết xuất dầu từ quả dừa. Máy có thể hoạt động theo nguyên lý ép lạnh hoặc ép nóng, tùy thuộc vào nhu cầu của người sử dụng. Máy ép dầu dừa có nhiều ưu điểm như: tiết kiệm thời gian, năng lượng, giảm chi phí, tăng hiệu suất, đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm.
Chuẩn bị:
- 1 ca nước sạch lạnh hoặc nóng.
- Máy ép dầu.
- Trái dừa càng già càng tốt.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Cạo vỏ dừa thật sạch, cắt thành các miếng nhỏ và bỏ vào lò vi sóng chỉnh nhiệt độ thấp để sấy khô dừa 4 - 8 tiếng. Thời gian sấy sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào việc trái dừa đã hoàn toàn khô hay chưa.
Lưu ý: Bạn cũng có thể cắt nhỏ dừa để xay thật mịn rồi thực hiện như phương pháp đun nóng bắt cách vắt nước cốt.
- Bước 2: Cho trái dừa sấy khô vào máy ép dầu để thu được dầu dừa, để tránh lãng phí thì bạn nên ép nhiều lần để lấy hết tinh chất dừa.
- Bước 3; Đựng dầu dừa trong hũ thủy tinh và bảo quản ở nhiệt độ phòng 1 ngày 1 đêm để dầu nổi lên trên và sữa dừa lắng xuống. Bạn có thể dùng phần dầu dừa nguyên chất là phần nổi ở phía trên.
- Bước 4: Lấy muỗng để cho dầu dừa nguyên chất vào hũ thủy tinh đậy kín để sử dụng. Nếu bạn muốn múc dễ hơn thì có thể cho vào ngăn mát để dầu dừa chuyển sang trạng thái rắn.
4. Lưu ý khi bảo quản dầu dừa tự nấu
Dầu dừa tự nấu là một sản phẩm có nhiều công dụng trong làm đẹp, chăm sóc sức khỏe và nấu ăn. Tuy nhiên, để bảo quản dầu dừa tự nấu được lâu và giữ được chất lượng tốt nhất, bạn cần lưu ý một số điều sau:
- Đựng dầu dừa trong lọ hoặc hũ thủy tinh có miệng lớn để dễ dàng hơn mỗi khi sử dụng.
- Không bỏ dầu dừa vào ngăn đá mà bảo quản trong tủ lạnh nhiệt độ từ 1 - 8 độ C là thích hợp nhất.
- Thời gian sẽ ngắn hơn nếu bảo quản dầu dừa ở nhiệt độ phòng, nên để tránh lửa và hơi nóng để bảo quản dầu dừa.
- Nếu như dầu dừa bị rơi rớt ra ngoài thì dùng khăn để lau tránh để dầu dừa rớt ra Oxy hóa và dính vào dầu dừa bên trong.
5. Những tác dụ ng tuyệt vời của dầu dừa có thể bạn chưa biết
Dưới đây là những công dụng mà dầu dừa đem đến đối với cơ thể mà bạn có thể tham khảo:
5.1 Đối với sức khỏe
Dầu dừa có chứa nhiều vitamin tan trong chất béo và khoáng chất quan trọng như: Beta Carotene, Canxi, Vitamin A, D, E, K, Magie,... Hỗ trợ cơ thể hấp thụ các dưỡng chất, khoáng chất và vitamin. Ngoài ra các vi lượng bên trong dầu dừa còn rất tốt cho sức khỏe khi sử dụng.
So với các loại dầu khác thì dầu dừa cung cấp ít năng lượng hơn 8.6 kcal/ g, còn các dầu khác là 9 kcal/g. Nếu bạn là người kiêng chất béo thì nó rất phù hợp để sử dụng.
Trong dầu dừa có chứa axit béo bão hòa không gây béo phì hoặc tăng cân rất hữu ích cho người đang trong chế độ giảm cân. Dầu dừa giúp lượng calo được đốt và hấp thụ thức ăn tăng nhanh nhờ công dụng tăng trao đổi chất lên đến 24 giờ.
Dầu dừa giúp cải thiện hiệu suất của ruột già nhờ có lượng đường vừa phải và là một chất béo bão hòa nên tốt cho tiêu hóa. Những người ăn dầu dừa giai đoạn đầu có thể bị tiêu chảy do nó kích thích tiêu chảy và đây là điều hoàn toàn bình thường. Nếu như bạn chỉ thử một chút dầu dừa mà vẫn bị tiêu chảy thì nên ngừng vì các yếu tố vi lượng trong cơ thể không phù hợp.
Trong dầu dừa có nhiều khoáng chất và chất dinh dưỡng như Magie và Canxi giúp chăm sóc xương chắc khỏe. Xương dễ phục hồi hơn sau khi chấn thương nhờ bổ sung các khoáng chất có bên trong dầu dừa.
Ăn dầu dừa trong thời kỳ mang thai tốt cho cả em bé trong bụng và mẹ bầu. Vì nó giúp tăng miễn dịch cho bé và tăng sữa cho mẹ bầu.
Dầu dừa có chứa nhiều Magie và Canxi nên có thể ngăn mất canxi và ngăn ngừa loãng xương cho mẹ bầu trong giai đoạn thai kỳ.
Dầu dừa có chứa nhiều axit tiết ra Capri và axit Cacbonic PH của axit giúp ngủ ngon, thư giãn và giảm căng thẳng hiệu quả. Giảm căng thẳng, áp lực, stress, mệt mỏi mãn tính và đau đầu nhanh chóng.
5.2 Làm đẹp
Trong dầu dừa có các chuỗi axit béo trung bình như Axit Capric, Axit Lauric,.. Giúp ngăn chặn mụn trứng cá nhờ khả năng kháng khuẩn. Thoa dầu dừa lên vùng da mọc mụn để yên trong 15 - 20 phút rồi dùng sữa rửa mặt để rửa lại cho sạch dầu dừa.
Nếu da hư tổn và khô thì nên dùng dầu dừa để dưỡng ẩm và giúp bảo vệ khỏi ánh nắng mặt trời. Dầu dừa cũng là thành phần chính của nhiều dầu gội, dầu xả, son dưỡng, kem dưỡng, kem ủ,..
Trộn Baking Soda (thuốc muối) với đường hoặc quế, dầu dừa và bột yến mạch để massage có thể tẩy tế bào chết.
Dùng dầu dừa chăm sóc tóc và dưỡng tóc sẽ giúp tóc chắc khỏe, giảm ngứa, bong tróc da đầu và trị gàu hiệu quả.
Massage bằng dầu dừa nguyên chất sẽ giúp các cơ bắp giảm đau và làm dịu đi sự mệt mỏi sau một ngày dài làm việc.
Dầu dừa giúp các hoạt động trao đổi chất diễn ra thuận lợi, hỗ trợ giảm cân và cải thiện chức năng tuyến giáp.
5.3 Chữa bệnh
Dầu dừa có chứa axit béo bão hòa 92% giúp hệ thống miễn dịch hoạt động tốt hơn. Nó cũng chứa nhiều Vitamin giúp chống Oxy hóa, giảm ung thư vú, ung thư ruột kết và ung thư da.
Dầu dừa giúp tăng Cholesterol tốt (HDL) và giảm Cholesterol xấu (LDL) nhờ đó tránh được các bệnh như: Cao huyết áp, thận, tiểu đường, gan, tim, béo phì,..
Dầu dừa giúp ngăn các bệnh về nấm nhờ vào đặc tính kháng nấm có thể dùng để trị nấm da đầu.
Khi bị sưng họng có thể ngậm 1 muỗng dầu dừa để ngăn nhiễm trùng và giảm đau họng hiệu quả.
Xoa dầu dừa lên vùng nhiễm trùng và da bị tổn thương để diệt nấm hiệu quả giúp trị bệnh vảy nến.
Trộn dầu dừa với dầu tỏi thoa lên ta có thể trị bệnh viêm tai, nhiễm trùng hoặc đau tai nhanh chóng.
Dầu dừa giúp giảm ngứa khi bị côn trùng, muỗi cắn và ngứa do bệnh thủy đậu gây ra khi bị mắc phải.
Giúp giảm bong da, ngứa ngáy và khô da do viêm da, eczema và vẩy nến gây ra khiến người bệnh khó chịu và ngứa ngáy.
Khi bạn ở quá lâu ngoài nắng sẽ khiến da bị cháy nắng và bỏng rát, bôi dầu dừa có thể ngăn tình trạng này hiệu quả.
Thoa dầu dừa vào lỗ mũi rất hiệu nghiệm trong việc giảm chảy máu cam thường xuyên, giúp giảm các tác hại nghiêm trọng.
Giảm khó chịu và đau do bệnh trĩ gây ra cũng như ngăn nhiễm trùng khi bị nhiệt miệng bằng cách thoa lên miệng.
6. Kết luận
Qua bài viết trên của Mỹ Phẩm Tinh Nhiên, chúng ta đã cùng tìm hiểu về dầu dừa, công dụng, cách nấu, lưu ý và công dụng của dầu dừa. Hy vọng qua bài viết này bạn có thể thành công trong việc nấu dầu dừa và tận dụng những công dụng nó mang lại.