1. Định nghĩa về Aroma/Flavor
Aroma bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp cổ đại tiếng ἄρωμα hoặc tiếng La Tinh muộn arōmata có nghĩa là mùi thơm hoặc gia vị. Aroma thường được cảm nhận chủ yếu là nhờ khứu giác và để định nghĩa mùi.
Flavour được dùng để chỉ những hoạt chất tạo mùi vị hoặc tạo mùi thơm cho sản phẩm. Các hỗn hợp hóa chất này sẽ được pha chế để che đậy mùi khó chịu hoặc truyền mùi hương.
Thường có 2 loại dung môi được dùng phổ biến chính là Butyl Acetate và Ethyl Acetate. Flavour cũng có thể là trái cây hoặc các nhóm có mùi hương hoa để tạo mùi cho sản phẩm chăm sóc cá nhân và hương của mỹ phẩm.
Tùy thuộc vào nồng độ và nguồn gốc của thành phần mà da có thể bị kích ứng hoặc không bị kích ứng.
Nếu như bạn có tiền sử kích ứng với một loại mùi hương nào đó thì nên lưu ý về nguồn gốc của Flavour đang sử dụng.
Hiểu nôm na thì Flavour (Aroma) điều là những hợp chất để tạo nên hương thơm mùi vị mong muốn cho sản phẩm. Chúng được ứng dụng chủ yếu trong công nghiệp sản xuất mỹ phẩm và thực phẩm để loại bỏ mùi vị ngoài ý muốn.
2. Các loại chất tạo hương phổ biến
Dựa theo cấu trúc và thành phân thì các chất tạo hương được chia thành 2 loại là chất tạo hương nhân tạo và tự nhiên:
2.1 Chất tạo hương tự nhiên
Các chất tạo hương tự nhiên sẽ có chiết xuất từ động vật hoặc thực vật thông qua quá trình xử lý Enzyme, vật lý,..Vì chỉ có công dụng trong việc tạo hương cho sản phẩm nên sẽ không còn các dinh dưỡng như ban đầu trong động thực vật.
Các chất tạo hương tự nhiên thường không tối ưu chi phí như các chất tạo hương nhân tạo nhưng an toàn hơn nhiều.
2.2 Chất tạo hương nhân tạo
Thường thì chúng sẽ được tổng hợp từ axit hữu cơ và các chất hóa học được phép dùng trong mỹ phẩm và công nghệ thực phẩm.
Độ an toàn và chất lượng không thể nào so sánh được với chất tạo hương tự nhiên. Tuy nhiên, chi phí sản xuất lại thấp hơn nên thường được các doanh nghiệp lựa chọn.
Có 2 loại trạng thái tồn tại là dạng bột và dạng lỏng, thông thường mọi người thích dạng bột hơn. Dạng lỏng kèm bền và bay hơi ở các điều kiện môi trường khác nhau, còn dạng bộ thì có độ bệnh và lưu hương cao hơn.
3. Công dụng của chất tạo hương
Dưới đây là một số công dụng của Flavour (Aroma) mà bạn có thể tham khảo:
3.1 Công dụng của chất tạo hương trong thực phẩm
Nhờ vào chất tạo hương đánh lừa vị giác và khứu giác mà người dùng có thể liên tưởng đến hương vị cụ thể. Ví dụ như trà đào sử dụng hương liệu mùi đào, sữa vị nho sử dụng hương liệu nho,... Điều này khiến người dùng bị kích thích thèm ăn và bị hấp dẫn bởi sản phẩm.
Vì chi phí sản xuất bỏ ra để chiết xuất hương liệu tự nhiên cao nên thường nhiều đơn vị dùng chất tạo hương nhân tạo.
3.2 Mỹ phẩm
Mùi hương của mỹ phẩm cũng là một trong những yếu tố thu hút người tiêu dùng. Ngoài hấp dẫn người sử dụng chất tạo hương còn giúp loại bỏ mùi hắc gốc của mỹ phẩm và các mùi không mong muốn trong sản xuất. Giúp người dùng cảm thấy thư thái, thư giãn, dễ chịu và thoải mái khi dùng mỹ phẩm.
Mỹ phẩm và thực phẩm đều có những quy định riêng về liều lượng các chất tạo hương sao cho phù hợp và an toàn cho người dùng. Vì nó tiếp xúc với bề mặt cơ thể hoặc trực tiếp vào cơ thể và có thể gây ra kích ứng hoặc dị ứng.
4. Kết luận
Qua bài viết trên của Mỹ Phẩm Tinh Nhiên, chúng ta đã cùng tìm hiểu thêm về Flavour/ Aroma, định nghĩa, phân loại và công dụng chúng mang lại. Giúp bạn để ý kĩ hơn những thành phần có trong thực phẩm và mỹ phẩm tránh chịu tác dụng phụ do các sản phẩm này mang lại.