Mỹ Phẩm Tinh Nhiên - Tinh Túy Từ Thiên Nhiên

Hoạt chất và Khoáng chất

Bộ đôi hoạt chất và khoáng chất là những từ ngữ thường được sử dụng trong các sản phẩm mỹ phẩm. 

Tuy nhiên, không phải ai cũng biết về chúng và những công dụng chúng mang lại đối với cơ thể và sản phẩm. 

Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hình dung rõ hơn về hoạt chất và khoáng chất giúp bạn biết thêm về chúng cũng như công dụng chúng mang lại.

Hoạt chất là gì?

Hoạt chất là các thành phần ngoại dinh dưỡng và thường chỉ xuất hiện một lượng nhỏ trong thực phẩm. 

Hoạt chất là gì?

Các nhà nghiên cứu chuyên sâu sẽ đánh giá và xem xét các tác động của chúng đối với sức khỏe. Một số nghiên cứu dịch tễ học cho thấy ung thư và bệnh tim mạch (CVD) chính là tiền đề giúp họ nghiên cứu về công dụng của hoạt chất.

Hoạt chất là một chất gây ra phản ứng trong mô sống đối với từ điển y học cho biết. Chúng có ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể sống và có hoạt tính sinh hoạt. Tùy thuộc và sinh khả dụng, liệu lượng và chất mà chúng có thể gây ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực lên cơ thể.

Chúng thường có hiệu ứng diện rộng giúp phục hồi, duy trì tốt sức khỏe hoặc gây nguy hiểm đến tử vong. Liệu lượng thường chính là yếu tố để quyết định xem nó sẽ đem lại bất lợi hay tích cực đối với cơ thể.

Những hoạt chất thường thấy trong thực phẩm

Một số hoạt chất được phát hiện trong những thực phẩm chúng ta dùng hàng ngày như: Quả hạch, ngũ cốc, các loại đậu, trái cây, dầu ô liu, rượu vang đỏ, trà và rau. Hợp chất Phenolic trong các loại thực phẩm này có đặc tính chống Oxy hóa giúp ngăn chặn hình thành khối u và huyết khối.

Phytoestrogen có trong dầu hạt lanh, ngũ cốc nguyên hạt, đậu nành, rau và trái cây giúp chống Oxy hóa. Hữu ích đối với các mô hình nuôi cấy tế bào, động vật gây ung thư và các yếu tố nguy cơ CVD khác.

Hoạt chất trong thực phẩm

Hydroxytyrosol trong dầu Ô Liu giúp chống Oxy hóa mạnh. Resveratrol được tìm thấy trong rượu vang đỏ và các loại hạt chống huyết khối, Oxy hóa, ức chế chất sinh ung thư và chống viêm.

Lycopene là một chất Carotenoid được tìm thấy trong các loại trái cây và cà chua giúp chống lại tuyến tiền liệt. Ức chế sự phát triển của tế bào khối u ở động vật và chống bệnh ung thư khác.

Hợp chất Organosulfur trong hành và tỏi, các loại rau họ cải có chứa Isothiocyanates. Monoterpenes trong anh đào, thảo mộc và cam quýt giúp bảo vệ tim mạch và chống ung thư.

Định nghĩa về khoáng chất

Khoáng chất gồm một nhóm những chất vô cơ với nhiều vai trò quan trọng khác nhau trong cơ thể con người. Có gần 60 nguyên tố được xếp thành 2 nhóm chính:

- Nhóm yếu tố đa lượng (Macroelements) là những chất có hàng lượng lớn như P, Na, Cl, Mg, K, Ca,...

- Nhóm yếu tố vi lượng (Microelement) là những chất hàm lượng nhỏ như Fe, I ốt, Fe, Zn, Cu, Mn, Co,..

Khoáng chất

Mỗi khoáng chất đều sẽ sẽ giữ một vai trò và nhiệm vụ riêng biệt như: Là thành phần của các Enzyme giúp đảm bảo chức năng hệ thần kinh. Hình thành và phát triển xương, là thành phần chính trong hệ thống mô và chất lỏng của cơ thể.

Khoáng chất chủ yếu tồn tại trong các thực phẩm và dây cũng chính là con đường hấp thụ chúng dễ nhất. Xây dựng một chế độ ăn uống phong phú và đa dạng các thành phần sẽ giúp bạn bổ sung đầy đủ các khoáng chất cần thiết.

Chúng ta ai cũng đều bị thiếu hụt một số khoáng chất nhưng không phải lúc nào nó cũng thể hiện ra các triệu chứng rõ rệt.

Thông thường con gái tuổi dậy thì, phụ nữ trong độ tuổi sinh nở, người ăn thuần chay dễ bị nguy cơ thiếu sắt và thiếu máu cao. Do có thể trạng đặc thù và chế độ dinh dưỡng không phù hợp so với người khác.

Công dụng của các khoáng chất đối với cơ thể

Khoáng chất giữ một vị trí vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của con người và đem lại nhiều lợi ích khác nhau như:

- Cấu tạo nên xương, giúp xương phát triển và trở nên vững chắc, tham gia vào quá trình tổng hợp. Khoáng chất Ca, Mg, P là các thành phần chính trong răng và xương giúp cấu thành nên cơ não.

- Hỗ trợ hoạt động của hệ thống tiêu hóa, điều hòa tuần hoàn máu và tim mạch.

- Các chất khoáng còn đóng vai trò làm chất xúc tác cho hoạt động của Enzyme

- Tham gia vào một số phản ứng hóa học: Thiếu sắt có thể dẫn đến thiếu máu, I ốt tạo nên Hormone tuyến giáp trạng (Thyroxin) nên thiếu I ốt dễ bị bướu cổ. Sắt tham gia tổng hợp Hemoglobin và có mặt trong thành phần của các men Oxy hóa, một số chất khác giúp tạo máu như Co và Cu,..

Công dụng của khoáng chất với cơ thể

- Cân bằng áp lực thẩm thấu dịch lỏng ở ngoại bào và nội bào như Na giúp chuyển hóa nước. Điều hòa, giữ nước và tác động đến sự cân bằng nước trong cơ thể.

- Chất khoáng còn cấu thành chất đạm và chất béo trong cơ thể như Phốt pho giúp chuyển hóa chất Protid, mô cơ, Lipid. Glucid, hô hấp hệ thần kinh và tế bào mô.

Riêng đối với mẹ đang cho con bú, phụ nữ đang có thai và trẻ nhỏ thì khoáng chất còn đem lại một số lợi ích như:

Cung cấp đủ khoáng chất sẽ giúp bé và mẹ khỏe mạnh trong suốt thai kỳ và tránh được nhiều biến chứng nguy hiểm.

- Selen sẽ giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ trở nên khỏe mạnh.

- Photpho, Canxi nuôi dưỡng xương và răng của bé.

- I ốt hỗ trợ xây dựng và ổn định hệ thần kinh của trẻ.

- Nếu các khoáng chất có thể khiến thay đổi cấu trúc các mô liên kết gây biến dạng và làm mềm xương. Suy dinh dưỡng, còi xương, xốp xương và càng nghiêm trọng hơn khi trẻ thiếu Vitamin D.

Kết luận

Qua bài viết trên của Mỹ Phẩm Tinh Nhiên chúng ta đã cùng tìm hiểu về hoạt chất và khoáng chất cùng với những công dụng chúng mang lại. Giúp chúng ta xây dựng một chế độ ăn uống bổ sung đầy đầy các hoạt chất và khoáng chất. Nhờ đó cơ thể sẽ phát triển khỏe mạnh mà không gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.


 

BLOG LÀM ĐẸP

Hãy cùng Tinh Nhiên khám phá những bí quyết giúp làm đẹp và cải thiện sức khỏe nhé.

,
Đóng
Nhắn tin ngay với chúng tôi
Đăng ký tư vấn miễn phí

Đăng ký tư vấn trực tiếp 24/7: 0335587487