Giới thiệu về sáp ong
Sáp ong là phần thu được sau khi thu hoạch tổ ong và loại bỏ lớp màng phía bên ngoài tổ. Hiểu đơn giản thì sáp ong là nơi ong sống và nó có hình dạng là một khối lớn trên bề mặt có nhiều lỗ nhỏ.
Sáp ong được tạo thành do nhiều loài thực vật khác nhau do ông đem về xây tổ như vỏ cây. Sáp ong giống như là một hàng rào tự nhiên đối với ong để bảo vệ tổ khỏi các loài sinh vật khác muốn xâm nhập vào.
Trong 1kg sáp ong sẽ có khoảng 3kg phấn hoa và mật ong mới được làm ra nên hàm lượng dinh dưỡng không kém so với mật ong.
Sáp ong khi mới được làm nên sẽ có màu trong suốt và khi sát nhập với keo ong và phấn hoa sẽ thành màu nâu hoặc vàng.
Trong sáp ong có chứa rất nhiều thành phần tốt cho sức khỏe như:
- Este và các axit béo.
- Có khoảng 20 - 30 Flavonoid, nhiều nhất là Chrysin, Pinocembrin và Galangin.
- Giàu Acid Amin.
- Vitamin E, B1, B2, A, D.
- Các khoáng chất như mangan, kali, magie, sắt, canxi, kẽm, đồng, photpho, selenium,...
- Folic Acid, Sterol, Nicotinic Acid, chalcone, pinobanksin,...
- Monosaccharide và Cellulose.
Một số công dụng sáp ong mang lại mà bạn không nên bỏ lỡ
Công dụng của sáp ong đối với sức khoẻ
Người ta đã nghiên cứu và thấy rằng sáp ong đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe như:
- Sáp ong có thể được dùng trực tiếp lên khớp hoặc cơn đau để giảm căng cơ và giảm đau.
- Giảm Triglyceride và giảm Cholesterol trong máu.
- Chống bệnh tiêu chảy và viêm loét dạ dày.
- Nhờ chống nấm và kháng khuẩn cùng một số tác dụng khác của mật ong sẽ giúp cơ thể nâng cao khả năng miễn dịch.
- Nhờ khả năng làm dịu da nên mật ong có thể dùng để điều trị bỏng rát.
Công dụng của sáp ong đối với làn da
- Dưỡng da, làm mềm và bảo vệ da khỏi tổn thương từ các tác nhân có hại từ môi trường.
- Nhờ chứa nhiều thành phần dưỡng da và chống thấm nước nên được dùng làm nguyên liệu của kem chống nắng hiệu quả.
Công dụng của sáp ong trong y học cổ truyền
- Tên khác của sáp ong trong Y Học Cổ Truyền là Phong Lạp hơi ấm, không đọc và có vị ngọt. Đem lại công dụng trong việc tăng sức khỏe, kích thích tiêu hóa và bổ sung dinh dưỡng nên được dùng để chữa:
- Mụn nhọt: Nấu sáp ong với viên phèn phi để uống.
- Trĩ ra máu: Kết hợp mật ong với cà rốt giúp thúc đẩy khả năng hoạt động của hệ tiêu hóa, giảm chảy máu và đau ở trực tràng.
- Chữa bỏng: Thoa trực tiếp mật ong lên khu vực bị bỏng và dùng băng gạc khô để bằng vùng bị bỏng lại.
- Chữa bí tiểu tiện, chữa viêm họng: Uống 1 - 2 muỗng mật ong pha với nước ấm, ăn quả óc chó với mật ong và pha 2 muỗng mật ong với 1 ly nước ép Việt Quất.
- Chữa băng huyết: Nếu sau sinh bị băng huyết thì có thể pha 2 - 3 muỗng sáp ong với rượu hâm nóng để uống.
- Chữa viêm họng hạt: Dùng nước pha với 4g sáp ong khô được tán thành bột có thể chữa viêm họng hạt hiệu quả.
- Trị bỏng bên ngoài da: Nếu vết bỏng nhỏ thì có thể bôi sáp ong nhẹ nhàng lên da để vết thương mau lành và làm dịu vết bỏng.
- Trị hăm tã cho bé: Sáp ong giàu Vitamin A, lành tính và chứa nhiều thành phần giúp đẩy nhanh quá trình tái tạo tế bào. Nên có thể bôi lên vùng da hăm tã để da mau lành và giảm đau.
- Trị viêm xoang: Ngâm 2 lít rượu nếp chung với 500g sáp ong trong 3 tháng, mỗi ngày uống 10 - 20ml hỗn hợp để trị viêm xoang.
- Giảm đau nhức xương khớp: Ngâm rượu chung với sáp ong để xoa bóp hoặc uống sẽ giúp xương khớp giảm đau nhức hiệu quả.
- Tăng cường hệ miễn dịch: Các khoáng chất, vitamin và dinh dưỡng trong sáp ong giúp cơ thể chống lại bệnh tật và tăng khả năng miễn dịch.
- Trị viêm đại tràng, đau dạ dày: Dùng 100ml nước nấu với 15g sơn dược, 15g sáp ong và 20g Bạch Truật. Uống mỗi ngày thay nước lọc để điều trị viêm đại tràng và đau dạ dày.
- Chữa viêm mũi dị ứng: Ngâm rượu với mật ong uống 1 chén nhỏ 2 lần/ ngày sẽ giúp giảm các triệu chứng của viêm xoang và viêm mũi dị ứng.
- Chữa mụn nhọt: Uống phèn phi cùng sáp ong và bôi quế trộn với mật ong lên mụn nhọt có thể điều trị mụn nhọt không đau nhức một cách dễ dàng.
Công dụng khác của sáp ong
- Làm son: Các son dưỡng môi sử dụng sáp ong làm nguyên liệu chính vì nó chống viêm và kháng khuẩn. Một số nhà sản xuất còn kết hợp chúng với dầu Ô Liu, Bạc Hà và Hoa Hồng để làm son.
- Làm mềm da và dưỡng ẩm: Sáp ong giúp giữ ẩm, giữ nước, giúp da luôn sáng bóng và mềm mại. Nên vào ban đêm hoặc ban ngày có thể dùng sáp ong nhữ một loại kem dưỡng ẩm cho da.
- Chăm sóc da: Có thể kết hợp sáp ong với tinh dầu hạt Jojoba, dầu dừa, dầu Ô Liu để làm kem dưỡng da vào ban đêm. Các sản phẩm mỹ phẩm trang điểm có sáp ong sẽ giúp bảo vệ da và phá vỡ các gốc tự do gây lão hóa mà không làm bít da gây bụng.
- Nguyên liệu làm kem chống nắng: Sáp ong chứa nhiều các hoạt chất tạo nên lớp bảo vệ da và chất chống Oxy hóa.
- Chống viêm và kháng khuẩn: Nhờ kháng khuẩn và chống viêm nên sáp ong có thể chữa một số bệnh ngoài da như: Viêm da cơ địa, dị ứng mỹ phẩm, chàm da và mụn.
- Giải độc: Một số hoạt chất có trong sáp ong có thể hỗ trợ trong việc giải độc cho cơ thể hiệu quả.
- Lưu thông khí huyết: Dùng sáp ong sẽ giúp giảm mệt mỏi, căng thẳng, stress và giúp lưu thông khí huyết.
- Chữa viêm tai: 20g rễ Câu Đằng sao vàng, 2 quả Bồ Kết nướng giòn và 10g sáp ong. Đốt lên xông qua tai rất hiệu quả trong việc chữa viêm tai.
- Ngâm rượu: Vì chứa nhiều dưỡng chất và dinh dưỡng có lợi cho cơ thể nên sáp ong thường được ngâm rượu để chữa bệnh.
Kết luận
Qua bài viết trên của Mỹ Phẩm Tinh Nhiên chúng ta đã cùng tìm hiểu về sáp ong và những công dụng mà sáp ong mang lại cho cơ thể. Giúp chúng ta hiểu thêm về nó cũng như tìm kiếm những sản phẩm chứa thành phần này. Nhờ đó việc làm đẹp cho da sẽ trở nên dễ dàng và cải thiện nhanh chóng mà không phải chịu tác dụng phụ.