Có bao giờ bạn gội đầu xong thì cảm thấy chóng mặt và đi đứng không vững hay chưa? Đây có thể là báo động cơ thể của bạn đang không ổn hoặc là triệu chứng của một bệnh lý nào đó. Vậy hãy cùng Tinh Nhiên tìm hiểu về vấn đề gội đầu xong bị chóng mặt qua bài viết bên dưới đây.
Tình trạng gội đầu xong bị chóng mặt
Nhiều người cảm thấy được thư giãn và thoải mái hơn sau khi gội đầu, nhưng một số người khác lại không cảm thấy như vậy. Đặc biệt là trường hợp gội đầu xong lại bị chóng mặt, xây xẩm và đi không vững.
Cảm giác bị chóng mặt sau khi gội đầu là một hiện tượng chỉ xuất hiện ở một số người và không mấy phổ biến. Đây có thể là tình trạng cho biết sức khỏe của bạn đang có vấn đề hoặc bạn đang mắc phải một bệnh lý không rõ ràng.
Nguyên nhân khiến gội đầu xong bị chóng mặt
Chóng mặt sau khi gội đầu có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng chóng mặt sau gội đầu:
Chóng mặt do tóc ướt
Theo như một nghiên cứu trên tạp chí Annals của Ấn độ, sau khi gội đầu sẽ có 14,5% tình trạng đau nửa đầu hoặc cả đầu. Do sau khi gội xong tóc ẩm ướt, vùng đầu và cổ bị giảm nhiệt đột ngột và khiến não gặp khó khăn trong việc cân bằng nhiệt độ.
Dùng nước lạnh gội đầu
Khi bạn dùng nước lạnh gội đầu đặc biệt vào đêm khuya sẽ khiến các mạch máu bị co lại đột ngột. Khiến bạn cảm thấy bị chóng mặt khi đứng dậy sau khi gội đầu. Nếu bạn thường xuyên gặp các tình trạng chóng mặt và đau đầu thì có thể khiến tăng nguy cơ bị đột quỵ não.
Dùng nước quá nóng gội đầu
Nhiệt độ nước trên 45 độ sẽ đánh bay sạch sẽ lớp dầu tự nhiên trên da đầu của bạn. Khiến da đầu dễ bị bong tróc các tế bào chết và gây ra gàu.
Bạn nên pha nước ấm có nhiệt độ vừa phải để giúp thải độc và làm sạch bã nhờn tích tụ trên da đầu.
Giúp máu lưu thông dưới da đầu tốt hơn, cơ thể được thư giãn và cũng giảm đi chứng đau đầu. Giảm tình trạng bị chóng mặt sau khi gội đầu.
Xem thêm Gội đầu bằng nước nóng hay nước lạnh thì tốt hơn
Áp lực từ nước
Nếu nước thì vòi sen hoặc vòi nước quá mạnh hoặc quá yếu cũng có khiến bạn bị chóng mặt. Nước gây áp lực lên da đầu và mái tóc khiến các hệ mạch máu bị tăng áp lực, gây mất cân bằng và có thể gây ra chóng mặt. Đặc biệt đối với người có da đầu nhạy cảm thì sẽ càng bị tác động bởi lực nước quá mạnh.
Nếu bạn đột ngột thay đổi nước ấm sang nước lạnh và ngược lại cũng có thể khiến nhiệt độ cơ thể bị mất cân bằng gây ra chóng mặt.
Thời điểm gội đầu
Bạn nên tránh gội đầu vào sáng sớm và đêm muộn vì đây là lúc nhiệt độ giảm rất thấp. Cơ thể của chúng ta sẽ rơi vào trạng thái mệt mỏi, muốn nghỉ ngơi và không được tỉnh táo. Vì vậy bạn cần thật cẩn thận khi gội đầu vào 2 thời điểm này và tránh được thì càng tốt.
Vùng đầu của chúng ta rất dễ bị cảm lạnh, khi đó các dây thần kinh sẽ co lại và khiến mạch máu bị tắc nghẽn. Dẫn đến các tình trạng như méo miệng, liệt mặt, đột quỵ, tai biến và thậm chí là tử vong.
Khi bạn vừa đi làm, tập thể dục hoặc cơ thể đang mệt mỏi thì không nên tắm gội khi đã khuya. Vào mùa lạnh, nếu thể trạng yếu hoặc mắc các bệnh lý như suy nhược thần kinh, huyết áp, tiền đình, bị ốm và cao tuổi thì cũng không nên gội đầu.
Nếu bạn thích tập thể dục và các hoạt động ngoài trời. Lúc này cơ thể bị mất nước nên bạn nên nghỉ ngơi để ráo mồ hôi và để cơ thể trở về trạng thái bình thường rồi mới gội đầu.
Thay vì gội đầu, bạn chỉ nên lau và sấy thật khô tóc sau gội để tóc không bị ẩm trước khi lên giường.
Khi bạn mới thức giấc, các chức năng của cơ thể còn đang hoạt động chậm. Nên nếu gội đầu sẽ khiến chóng mặt, đau đầu thậm chí là cảm lạnh hoặc đột quỵ. Nếu bạn là người bận rộn và bắt buộc phải gội vào sáng sớm thì dậy trước 30 phút, sau khi gội đầu bằng nước ấm thì sấy khô tóc.
Vào đêm khuya sau 11h đêm, nếu bạn gội đầu muộn, lười sấy tóc và để tóc ẩm đi ngủ. Sẽ khiến máu không được lưu thông tốt gây ra các cơn đau đầu, chóng mặt hoặc thậm chí tiền đình.
Gội đầu mỗi ngày
Gội đầu mỗi ngày sẽ khiến ảnh hưởng đến sức khỏe của mái tóc và của cả cơ thể. Vào mùa đông nếu bạn gội đầu quá thường xuyên có thể khiến trúng gió, cảm lạnh. Đặc biệt là khi gội đầu ở quê không kín gió hoặc gội đầu ngoài sân.
Bạn cần xem xét kỹ về yếu tố thời tiết trước khi muốn tập luyện hoặc tắm gội, chỉ nên gội đầu 2 - 3 lần/ tuần.
Gội đầu trước
Các chuyên gia cho rằng đa phần chúng ta đều làm sai trình tự tắm rửa và cần lưu ý khi vào mùa lạnh. Bạn nên tắm rửa cho cơ thể trước rồi mới gội đầu, thay vì gội đầu trước.
Đa phần chúng ta đều có thói quen gội đầu trực tiếp hoặc gội đầu trước khi tắm. Việc này sẽ khiến cho nhiệt độ cơ thể bị thay đổi đột ngột, làm co mạch máu và máu bị đông lại. Dù cho bạn có tắm nước nóng mà sai trình tự thì cũng khiến cơ thể bị thay đổi đột ngột về nhiệt và huyết áp gây giãn mạch.
Nếu bạn để đầu ướt quá lâu cũng có thể khiến nó bị lạnh, đặc biệt đối với phòng tắm thoáng gió. Người tắm sẽ dễ bị đau đầu, cảm lạnh, choáng váng và chóng mặt. Bạn nên thực hiện theo trình tự: Rửa sạch mặt, tắm toàn thân và đó là gội đầu.
Đặc biệt nam giới nên tránh việc dội nước trực tiếp lên đầu trong lúc tắm để tránh gặp phải tai nạn đáng tiếc.
Thời gian gội đầu
Nếu bạn gội đầu quá lâu hoặc đứng lâu trong khi gội đầu cũng có thể khiến cơ thể mệt mỏi và chóng mặt. Đứng lâu trong môi trường ẩm ướt khi phòng tắm sẽ khiến bạn bị khó thở và chóng mặt.
Ngoài ra, thói quen cúi khi gội đầu hoặc cúi quá thấp cũng là nguyên nhân khiến bạn bị té chúi nhủi và chóng mặt.
Xem thêm 30 tết có nên gội đầu hay không và những điều kiêng kỵ cần tránh
Sản phẩm đang sử dụng
Các sản phẩm chăm sóc tóc bạn đang sử dụng như dầu gội, dầu xả, kem ủ, dưỡng tóc,... cũng có thể là nguyên nhân khiến chóng mặt. Một số sáng phẩm có thể gây kích ứng và làm tắc nghẽn lỗ chân lông, khiến lưu thông máu khó khăn đến da đầu và tạo cảm giác chóng mặt.
Một số sản phẩm có hương liệu và hóa chất quá mạnh khiến bạn bị cay mắt và gây ra chóng mặt. Dị ứng với các thành và dùng quá nhiều sản phẩm chăm sóc tóc cùng một lúc cũng là nguyên nhân khiến bạn bị kích ứng không thoải mái và gây ra chóng mặt.
Nếu mùi của dầu gội quá hăng sẽ khiến thần kinh não bộ bị kích thích, điều này dễ xảy ra với người có khứu giác nhạy cảm. Não bộ sẽ được kích hoạt để điều tiết cơn đau, đây là lí do khiến bạn bị đau đầu và chóng mặt dữ dội sau khi gội đầu.
Xem thêm Phương Pháp Gội Đầu Không Dùng Dầu Gội Có Sạch Tóc Hay Không?
Chu kỳ kinh nguyệt
Giai đoạn này cơ thể của bạn rất nhạy cảm, việc tắm gội thường xuyên sẽ khiến đau bụng, chóng mặt và đau đầu sau khi gội. Chân tóc của bạn lúc này bị mở rộng rất dễ bị nhiễm gió lạnh và máu đồng về vùng đầu.
Gây ảnh hưởng đến lượng máu được lưu thông đến tử vụng, giảm máu kinh, không thể bài tiết sạch sẽ và tăng đau thắt bụng.
Gội đầu khi đang sốt
Lúc này cơ thể của bạn đang không khỏe, việc gội đầu sẽ khiến vùng đầu của bạn bị lành khiến bệnh nặng thêm. Đặc biệt với những đối tượng như người già và trẻ nhỏ thì càng dễ xảy ra vì sức đề kháng yếu.
Gội đầu sau ăn tối
Sau khi ăn tối xong, lúc này bạn đã no và dạ dày chứa rất nhiều thức ăn bên trong. Gội đầu sau khi ăn sẽ gây ảnh hưởng đến việc hấp thụ và tiêu hóa thức ăn.
Đặc biệt với người đang bị bệnh tim mạch, gội đầu sẽ khiến máu không lưu thông tới cục bộ tim gây ra các bệnh mạch máu não và bệnh tim mạch.
Uống rượu
Nếu bạn uống rượu, thì khi gội đầu xong bị chóng mặt buồn nôn, cảm giác tối sầm, nôn mửa và chóng mặt. Vì vậy khi uống rượu không nên gội đầu dù cho là tắm nước nóng hay nước lạnh.
Xem thêm 5 Cách Gội Đầu Bằng Rượu Sau Sinh An Toàn Và Hiệu Quả Nhất
Sức khỏe tổng thể
Có thể sức khỏe của bạn đang không được tốt hoặc chế độ ăn uống của bạn thiếu dinh dưỡng và dưỡng chất cần thiết. Khiến cơ thể bị yếu khi tiếp xúc với nước và gây ra chóng mặt.
Nếu bạn gội đầu khi quá đói hoặc quá no sẽ xảy ra các vấn đề liên quan tiêu hóa như buồn nôn, đau bao tử, chóng mặt,.. Thậm chí là gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng.
Cơ thể của bạn khi không được bổ sung đủ nước, thiếu năng lượng và thiếu máu có thể gây ra chóng mặt. Việc thiếu hụt sắt hay thiếu máu sẽ khiến não không được cung cấp đủ Oxy, gây ra mệt mỏi và chóng mặt.
Khi bạn gội đầu bằng nước ấm trong môi trường ẩm ướt sẽ khiến cơ thể bị mất nước. Nếu không thể duy trì được lượng nước trong cơ thể sẽ khiến chóng mặt. Gội đầu khi đói hoặc khi thiếu năng lượng sẽ khiến cơ thể bạn không đứng vững và gây chóng mặt.
Một số bệnh lý
Chóng mặt có thể là triệu chứng khi sức khỏe gặp phải các vấn đề nghiêm trọng. Tìm hiểu nguyên nhân cụ thể sẽ giúp bạn điều trị và kiểm soát kịp thời tình trạng bệnh.
- Huyết áp thấp: Nếu bạn đang bị huyết áp thấp, chỉ cần một chút thay đổi về áp lực nước và nhiệt độ. Cũng có thể khiến gây áp lực lên việc dẫn máu lên nào và gây ra cảm giác chóng mặt.
- Chóng mặt - Vertigo: Đây là tình trạng bạn cảm thấy cảnh vật đang quay vòng quanh bạn hoặc bạn đang quay vòng. Lý do bạn bị chóng mặt lành tính là do tai hoặc hệ thần kinh liên quan đến cân bằng bị vấn đề gì đó. Thông thường các cơn chóng mặt chỉ thoáng qua chóc lát và không kéo dài.
- Chứng mất cân bằng: Do bị các bệnh lý về thần kinh, não, viêm dây thần kinh tiền đình, rối loạn cân bằng thuốc. Bệnh Meniere gây rối loạn thăng bằng, tiền đình, các bệnh liên quan đến thần kinh, gặp vấn đề ở ốc tai,..
- Các vấn đề về tim mạch: Mắc một số bệnh về tim mạch như nhịp tim thất thường hoặc không đều gây ra chóng mặt.
- Bệnh đau đầu: Mắc bệnh đau đầu như migraine, khi thay đổi nhiệt độ hoặc chịu áp lực nước có thể khiến bạn bị chóng mặt.
- Các vấn đề về hệ tiêu hóa: Bị một số vấn đề về tiêu hóa như ăn uống không khoa học, ngộ độc thực phẩm, rối loạn tiêu hóa,..
Cách xử lý khi bị chóng mặt sau khi gội đầu
Dưới đây là một số cách để xử lý tình trạng gội đầu xong bị chóng mặt mà bạn có thể tham khảo:
- Dùng thuốc: Sử dụng các thuốc để giảm đau đầu và chóng mặt như Ibuprofen hoặc Paracetamol.
- Chườm khăn lạnh: Đặt túi lạnh hoặc khăn lạnh cuộn trong một cái khăn mỏng và để lên trán 15 - 20 phút. Khăn lạnh sẽ giảm đau đầu, chóng mặt và sưng.
- Uống một cốc nước ép hoặc nước lọc để giảm bớt triệu chứng.
- Nằm nghỉ thư giãn để tránh bị căng thẳng và mệt mỏi.
- Không uống cà phê vì nó khiến đau đầu, chóng mặt và tăng áp lực máu.
- Tránh ánh sáng mạnh và nơi ồn ào, nghỉ ngơi tại môi trường có ánh sáng vừa phải hoặc tối và nơi yên tĩnh.
- Thở đều và sâu để giảm căng thẳng và thư giãn các cơ cổ giúp cung cấp Oxy cho não.
- Xoa bóp nhẹ nơi cổ, trán và vai để tăng tuần hoàn máu và căng cơ.
- Dừng lại và ngồi xuống: Nếu đang gội đầu mà thấy chóng mặt thì bạn hãy dừng lại và tìm chỗ để ngồi xuống. Việc này sẽ giúp bạn tránh việc bị té ngã.
- Nếu như tình trạng chóng mặt không giảm đi mà trở nên nghiêm trọng thì hãy đi thăm khám và điều trị.
Kết luận
Qua bài viết trên của Mỹ Phẩm Tinh Nhiên, chúng ta đã cùng tìm hiểu về gội đầu xong bị chóng mặt, nguyên nhân và cách xử lý. Nếu như bạn gặp trường hợp này thì có thể tìm được cách khắc phục hiệu quả. Hy vọng bạn có một buổi tối gội đầu thư giãn, vui vẻ để giải tỏa căng thẳng sau một ngày làm việc mệt mỏi.
TINH NHIÊN - Nơi cung cấp các sản phẩm thuần túy từ thiên nhiên, với phương châm đem lại cho khách hàng những sản phẩm từ thảo mộc chất lượng, an toàn và hiệu quả cao.