Việc lựa chọn dầu gội cho các bé cũng rất là quan trọng vì nhiều khi các bé bị dị ứng với dầu gội nhưng mẹ lại không biết. Nếu bé bị ngứa ngày da đầu, xuất hiện mẩn đỏ,.. thì đó có thể là dấu hiệu bé đang bị dị ứng.
Vậy đâu là nguyên nhân, dấu hiệu trẻ bị dị ứng dầu gội. Hãy cùng với Tinh Nhiên tìm hiểu qua bài viết bên dưới đây.
1. Trẻ bị dị ứng với dầu gội là như thế nào?
Để biết thêm về tình trạng dị ứng của bé thì bạn có thể tìm hiểu về khái niệm, nguyên nhân và các dấu hiệu nhận biết ở bên dưới:
1.1 Dị ứng dầu gội ở trẻ là gì?
Trẻ bị dị ứng dầu gội là khi da tiếp xúc với thành phần của dầu gội và xảy ra phản ứng dị ứng.
Hay nói cách khác thì đây là tình trạng viêm da tiếp xúc, khi các vùng da xung quanh đầu hoặc da đầu tiếp xúc với thành phần gây dị ứng trong dầu gội.
1.2 Nguyên nhân trẻ bị dị ứng dầu gội
Nguyên nhân chính là do hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng quá mức với những thành phần của dầu gội như chất tạo mùi, hương liệu hoặc chất bảo quản khiến bé bị dị ứng.
Trong đó tình trạng trẻ sơ sinh bị dị ứng dầu gội là do da các bé sơ sinh thường rất nhạy cảm, nên rất dễ xảy ra tình trạng viêm da tiếp xúc.
Mỗi khi bé bị dị ứng với một sản phẩm bất kỳ, ba mẹ nên theo dõi kỹ để biết được bị dị ứng với chất nào hay thành phần nào.
Nếu không kỹ lưỡng trong việc lựa chọn dầu gội đầu thì đôi khi nó chứa một số thành phần khiến bé bị dị ứng dầu gội.
1.3 Dấu hiệu trẻ bị dị ứng dầu gội
Dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy bé bị dị ứng dầu gội mà bạn cần đặc biệt chú ý:
- Ngứa ngáy và sưng đỏ: Đây là dấu hiệu phổ biến và dễ phát hiện nhất. Nó thường sẽ xuất hiện ở những vùng da tiếp xúc với dầu gội.
- Nổi mẩn đỏ: Sau khi tiếp xúc với dầu gội, vùng da của bé sẽ bắt đầu xuất hiện những mẩn ngứa.
- Da khô và bị bong tróc: Dấu hiệu này không phổ biến nhưng vẫn có thể xảy ra ở vùng tiếp xúc với dầu gội.
- Da nổi ban và phát ban: Sau khi tiếp với dầu gội gây dị ứng, bé dễ bị nổi ban và phát ban.
2. Cách chữa trị khi trẻ bị dị ứng dầu gội
Khi bé bắt đầu xuất hiện tình trạng dị ứng thì bạn nên thực hiện các cách sau đây để ngăn chặn tình trạng dị ứng của trẻ:
- Ngừng sử dụng: Bạn nên ngừng cho bé sử dụng loại dầu gội hiện tại để loại bỏ đi nguyên nhân bé bị dị ứng. Tránh làm da đầu bé tổn thương thêm.
- Tránh để bé gãi đầu: Khi ngứa bất giác ta dễ gãi quá mạnh và làm da đầu bị xây xát. Điều này tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công và gây ra tình trạng nhiễm trùng da đầu.
- Dùng dầu gội thảo dược: Bạn có thể sử dụng các loại dầu gội thảo dược có thành phần lá Tía Tô, Bồ Kết, Hương Nhu, Kinh giới,... thay thế cho dầu gội hiện tại.
- Không cột tóc: đối với các bé gái nên thả tóc để giúp da đầu được nghỉ ngơi và giảm áp lực lên da đầu.
- Không tự ý xử lý: Có nhiều người bôi thuốc cho bé nhưng nếu thuốc bôi không phù hợp sẽ khiến tình trạng dị ứng nặng thêm.
- Thăm khám và điều trị: cha mẹ nên đưa trẻ đến những cơ sở y tế để thăm khám và nhận sự hướng dẫn của bác sĩ trong điều trị.
- Bác sĩ sẽ khuyên bạn sử dụng sản phẩm khác thay thế hoặc chỉ định thuốc nhằm giảm triệu chứng dị ứng.
3. Cách phòng tránh dị ứng dầu gội cho trẻ
Để phòng tránh việc dị ứng dầu gội cho bé thì ba mẹ nên thực hiện và chú ý một số điều dưới đây:
- Lựa chọn kỹ dầu gội và kiểm tra xem bé bị dị ứng với thành phần nào.
- Lúc gội đầu không nên cào hoặc gãi quá mạnh khiến xước da đầu.
- Các dầu gội thảo mộc có thành phần thiên nhiên sẽ an toàn cho bé hơn, vì vậy nên ưu tiên các loại dầu gội này.
- Không cột, buộc hoặc thắt khi tóc còn ướt.
- Một tuần chỉ nên gội đầu 2 -3 lần cho bé.
4. Kết luận
Qua bài viết trên Tinh Nhiên đã giới thiệu đến bạn khái niệm, nguyên nhân, dầu hiệu, cách phòng tránh và xử lý khi trẻ bị dị ứng dầu gội. Hy vọng bài viết này bạn sẽ cẩn thận hơn trong việc lựa chọn dầu gội cho bé. Còn nếu như con bạn đang bị dị ứng dầu gội thì chúc cho cháu bé nhanh chóng thoát khỏi tình trạng này nhé.
TINH NHIÊN - Nơi cung cấp các sản phẩm thuần túy từ thiên nhiên, với phương châm đem lại cho khách hàng những sản phẩm từ thảo mộc chất lượng, an toàn và hiệu quả cao.